Tranh chấp với hàng xóm khi xây nhà

Trong trường hợp nhà hàng xóm có hành vi lấn đất giải quyết như thế nào?

Hành vi lấn đất là một trong những hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 1 Điều 12 của Luật Đất đai năm 2013. Hành vi này có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm hoặc buộc trả lại đất đã lấn căn cứ theo khoản 3, 5 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

Giải pháp xử lý như sau:

- Hai bên (Người bị lấn chiếm và người lấn chiếm) nên tự hòa giải với nhau trước, căn cứ các tài liệu chứng minh diện tích đất người có hành vi lấn chiếm đang xây dựng là thuộc sở hữu của người bị lấn chiếm.

- Nếu không hòa giải được thì người bị lấn chiếm nên gửi đơn đến UBND xã nơi có đất đang tranh chấp (khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP). Theo đó, UBND xã sẽ thẩm tra, xác minh hiện trạng sử dụng đất. Tại đây, UBND sẽ tiến hành tiếp tục hòa giải thông qua Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai. Việc hòa giải được thực hiện trong vòng 45 ngày kể từ khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai và chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là hòa giải không thành.

- Trường hợp hòa giải tại Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai không thành người bị lấn chiếm có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tới UBND cấp huyện (Điều 203 luật đất đai 2013).

- Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

+ Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Chúng tôi luôn đồng hành và hỗ trợ, nếu có bất kỳ thắc mắc gì khách hàng vui lòng liên hệ Văn Phòng Luật sư Quang Thái để được giải đáp chi tiết hơn.

Địa chỉ: G04, 12 Mạc Đĩnh Chi (tầng trệt Tòa nhà City View), Quận 1, TP.HCM

Website: luatsuquangthai.vn

Email: tuvan@luatsuquangthai.vn



EmailFacebook!Google!Twitter!Zingme!Twitter!Twitter!
Đánh giá: 71 bình chọn, 0/10