Khiếu kiện liên quan công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Tại sao lại phát sinh nhiều khiếu kiện liên quan đến vấn đề này. Nguyên nhân chủ yếu xoay quanh “hậu thu hồi đất, hậu tái định cư”. Công tác thu hồi còn gặp phải rất nhiều khó khăn, hạn chế trong việc đảm bảo điều kiện về an sinh xã hội cho người dân. Chính vì vậy, để tránh được những rủi ro nói trên, người dân cần phải am hiểu  một số vấn đề pháp luật liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Bài viết này sẽ đưa ra những quy định hướng dẫn cụ thển cho  công tác này.

Thứ nhất, nguyên tắc bồi thường

Căn cứ theo Quyết định số 37/2018/QĐ-UBND:

Điều 3. Nguyên tắc bồi thường về đất và bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất

1. Việc bồi thường về đất và bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều 74 và Điều 88 Luật Đất đai năm 2013.

2. Trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng nếu người đủ điều kiện giao đất tái định cư chết thì những người thừa kế theo quy định của pháp luật của người chết được tiếp tục hưởng chính sách giao đất tái định cư.

3. Thời điểm xác định giá đất để giao đất tái định cư được thực hiện theo thời điểm xác định giá đất để bồi thường, hỗ trợ.

Thứ hai, trình tự, thủ tục:

Căn cứ theo 15/2017/QĐ-UBND:

Điều 6. Kế hoạch thu hồi đất và Thông báo thu hồi đất

1. Thông báo thu hồi đất và phê duyệt kế hoạch thu hồi đất

Khi Quy định này có hiệu lực thi hành mà quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận, huyện chưa được phê duyệt thì thực hiện thông báo thu hồi đất (tổng) để làm cơ sở cho việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

a) Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành thông báo thu hồi đất và phê duyệt kế hoạch thu hồi đất đối với những dự án do Ủy ban nhân dân thành phố giới thiệu địa điểm và những trường hợp thu hồi đất có liên quan từ 02 (hai) quận, huyện trở lên;

b) Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận, huyện ban hành thông báo thu hồi đất và phê duyệt kế hoạch thu hồi đất đối với những trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này;

c) Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ký văn bản giới thiệu địa điểm hoặc giao nhiệm vụ cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt và công bố, chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư có trách nhiệm nộp hồ sơ tại cơ quan Tài nguyên và Môi trường để thẩm tra và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký Thông báo thu hồi đất.

2. Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 (chín mươi) ngày đối với đất nông nghiệp và 180 (một trăm tám mươi) ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

3. Cơ quan tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, gồm các nội dung sau đây:

a) Lý do thu hồi đất;

b) Diện tích, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thu hồi đất theo tiến độ thực hiện dự án thì ghi rõ tiến độ thu hồi đất;

c) Kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;

d) Dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư;

đ) Giao nhiệm vụ lập, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

4. Thông báo thu hồi đất bao gồm các nội dung quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 3 Điều này.

5. Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường triển khai thực hiện thông báo thu hồi đất; gửi thông báo thu hồi đất đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết thông báo thu hồi đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường, xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Tóm tắt thủ tục gồm 9 bước:

1. Thông báo thu hồi đất

2. Thu hồi đất

3. Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất

4. Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư

5. Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân

6. Hoàn chỉnh Phương án

7. Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện

8. Tổ chức chi trả bồi thường

Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

9. Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất

Thứ ba, chủ thể có thẩm quyền thực hiện công tác bố trí tái định cư

Khoản 2 Điều 86 Luật Đất đai 2013 có quy định về Bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở như sau:

“2. Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.”

Phương án chi tiết cụ thể về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ do UBND thông báo đến người dân. Và tái định cư là một trong các khoản hỗ trợ được xem xét hỗ trợ bên cạnh việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nên việc tái định cư tại chỗ cũng sẽ do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và Tổ công tác xem xét việc tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư.

Do vậy, việc làm đơn kiến nghị xin được tái định cư là không cần thiết.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Văn phòng Luật sư Quang Thái, số 12 Mạc Đĩnh Chi, phường Đakao, Quận 1, TP. HCM.

Website: luatsuquangthai.vn

Email: tuvan@luatsuquangthai.vn

Điện thoại: 0903.888.087



EmailFacebook!Google!Twitter!Zingme!Twitter!Twitter!
Đánh giá: 33 bình chọn, 0/10