So sánh quy định về trường hợp phạm tội trong “Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai” theo Bộ luật hình sự 2015 và Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Căn cứ theo quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự 2015 và Điều 174 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai, các trường hợp trong cấu thành tội phạm của điều luật này tồn tại một số điều giống và khác nhau cơ bản như sau:

Giống nhau:

Thứ nhất, về khách thể: tội phạm này xâm phạm chế độ quản lý và sử dụng đất đai của Nhà nước, xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của người khác.

Đối tượng tác động của tội phạm này là đất đai.

Thứ hai, về chủ thể: là người có chức vụ, quyền hạn trong việc giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Thứ ba, về mặt chủ quan: người phạm tội có lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp).

-          Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

-          Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Thứ tư, về mặt khách quan: người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi lạm dụng, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

Về yếu tố đã bị xử lý kỷ luật trong cấu thành của tội phạm này được quy định như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 78 Luật Cán bộ, công chức 2008, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cán bộ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Căn cứ theo quy định tại Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, công chức phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức.

Khác nhau:

Điểm khác biệt lớn nhất giữa quy định trong cấu thành tội phạm đối với Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai giữa Bộ luật hình sự 2015 và Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) là trong quy định về mặt khách quan. Cụ thể:

Bộ luật hình sự 2015

Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009)

Nhận xét

-            Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2);

-            Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp

Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn

Bộ luật hình sự 2015 đã có sự quy định cụ thể, mang tính định lượng về diện tích đất và giá trị quyền sử dụng đất thay vì quy định mang tính định tính như Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra, giải quyết vụ án và thuận lợi ngay cả cho các tổ chức, cá nhân thực thi và bảo vệ pháp luật.

Không quy định

Gây hậu quả nghiêm trọng

 



EmailFacebook!Google!Twitter!Zingme!Twitter!Twitter!
Đánh giá: 38 bình chọn, 0/10