Phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai

Phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai theo quy định của BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015?

Đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, sử dụng, chủ thể có thẩm quyền và người sử dụng đất thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của chủ thể sử dụng đất khác và lợi ích chung của xã hội, trong đó, pháp luật hình sự có quy định đối với những trường hợp vi phạm như sau:

Các quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 liên quan đến các chế tài xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm các quy định của Luật Đất đai khá rõ ràng.

Về phía người sử dụng đất vi phạm:

Bộ luật Hình sự quy định tại Điều 228, tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai. Chủ thể của tội này là người có hành vi lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Liên quan đến việc quản lý đất đai:

Hành vi vi phạm của người quản lý (thường là người có chức vụ quyền hạn có thể bị xử lý bằng các tội danh khác nhau như: tội nhận hối lộ (điều 354); tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (điều 360); tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (điều 229); tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (điều 230). Theo đó, tùy vào mục đích, mức độ, hành vi, hậu quả của tội phạm mà bị xem xét ở các tội danh khác nhau.

Theo đó, nhóm đối tượng có nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý đất đai, thường sẽ phải đối diện với tội danh Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Cụ thể: Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp với định lượng thiệt hại khác nhau và mức độ vi phạm khác nhau thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; Khoản 2 có khung hình phạt từ 02 năm đến 07 năm; Khoản 3 có khung hình phạt từ 05 năm đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cũng trong hoạt động quản lý đất đai thì người nào có hành vi vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về tài sản, về sản xuất kinh doanh thì tùy trường hợp mà có thể bị phạt tù đến 3 năm; từ 03 năm đến 12 năm; từ 10 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khách hàng vui lòng liên hệ Văn Phòng Luật sư Quang Thái để được giải đáp.

Địa chỉ: G04, 12 Mạc Đĩnh Chi (tầng trệt Tòa nhà City View), Quận 1, TP.HCM

Website: luatsuquangthai.vn

Email: tuvan@luatsuquangthai.vn

Điện thoại: 0903.888.087



EmailFacebook!Google!Twitter!Zingme!Twitter!Twitter!
Đánh giá: 34 bình chọn, 0/10